top of page

BOARD GAME – TRÒ CHƠI DÙNG BÀN: TUY CŨ MÀ MỚI

“Bất kể bạn đã từng chơi board game hay chưa, bài viết này là dành cho bạn”

 

Mục lục:

 

1. Board Game là gì?

“Cuối tuần này đi chơi Board game không?”

Board Game (hay trò chơi dùng bàn) là một phương thức giải trí phổ biến ở nước ngoài với khoảng 2000 tựa game được sản xuất và ra mắt mỗi năm. Trào lưu này được du nhập vào và nhen nhóm tại Việt Nam trong những năm 2013 – 2014 và đã thực sự nở rộ trong những năm 2016 – 2017 với sự xuất hiện của bộ ba Board game quốc dân: Uno, Ma Sói (WereWolf) và Mèo Nổ (Exploding Kittens). Hiện nay, tuy trào lưu này đã dần bão hòa và không còn được hot như xưa, đặc biệt là khi Việt Nam vừa trải qua các đợt cách ly xã hội do đại dịch COVID-19, nhưng với sự xuất hiện ngày một nhiều của các quán Cafe Board Game hay các nhà phát hành Board Game tại Việt Nam, Board Game hứa hẹn sẽ quay trở lại và phát triển thật mạnh mẽ trong tương lai không xa.

Exploding Kittens là một Board game được lưu hành rộng rãi tại Việt Nam


Vậy Board Game là gì? Liệu mỗi chúng ta đã từng được tiếp xúc với nó hay chưa?

Có một sự thật phũ phàng là phần lớn những người đã từng chơi qua các bộ Board Game truyền thống hay hiện đại đều không định nghĩa được board game thực sự là gì. Nói một cách ngắn gọn thì “Board Game” hay “trò chơi dùng bàn” là tổ hợp các thành phần khác nhau, chủ yếu được làm bằng giấy và nhựa, được một hay nhiều người chơi cùng vận hành với một luật chơi hoàn chỉnh. Một số thành phần thường thấy trong một bộ Board Game có thể kể đến như: bàn chơi, thẻ bài, xúc xắc,…

Sau khi đọc định nghĩa ở trên, chắc hẳn các độc giả đã có câu trả lời cho việc mình đã từng được chơi board game hay chưa. Đúng vậy, dù có thể chưa được thử qua các bộ Board Game hiện đại như Uno, Ma SóiMèo Nổ như đã đề cập ở trên, nhưng hầu hết chúng ta đều đã có những khoảnh khắc vui vẻ với các bộ board game truyền thống như: Ô ăn quan, Cờ cá ngựa, Cờ tướng, Cờ vua… mà không hề biết chúng cũng được tính là trò chơi dùng bàn. Vậy tại sao Board Game hay trò chơi dùng bàn lại trở thành trào lưu vào những năm 2016 – 2017? Chúng có thể đem lại những ích lợi gì?

Cờ vua cũng là một Board Game

(Ảnh: Học Viện Board Game)


2. Những lợi ích board game đem lại cho người chơi

Khi nhìn thấy trò chơi dùng bàn, phần lớn những người chưa được trải nghiệm sẽ đánh đồng chúng với các trò chơi bài hay cờ truyền thống như tiến lên, cờ tướng v.v… và các tệ nạn xã hội gắn liền với chúng như đánh bạc, cá cược. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy. Board Game không những là một hình thức giải trí lành mạnh rất phổ biến trên thế giới, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau cho người chơi. Hãy cùng điểm qua một số giá trị mà Board Game hay trò chơi dùng bàn có thể đem lại nhé:

Sự giải trí vui vẻ

Đóng vai trò là một phương tiện để giải trí, dĩ nhiên Board game hoàn toàn có thể tạo ra được những khoảnh khắc đầy ắp tiếng cười vui nhộn. Bên cạnh đó, Board Game còn có khả năng đưa người chơi qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ bồn chồn lo lắng khi mọi thứ không diễn ra như chiến thuật của mình, cho đến sự vỡ òa trong hạnh phúc khi viên xúc xắc rơi ra đúng con số mà mình mong muốn. Sự giải trí khi chơi Board Game đôi khi cũng đến từ sự thỏa mãn sau khi chơi xong hay từ việc cướp bóc của một người chơi khác.

Phá băng khi tụ họp

Một trong những công dụng khác của Board Game đó là khả năng phá băng chống chán. Liệu bạn đã bao giờ rơi vào tình huống đi họp nhóm nhưng mỗi người lại không hề giao tiếp với nhau mà thay vào đó lại bấm điện thoại? Đây chính là lúc những bộ Board Game phát huy tác dụng của mình và trở thành một công cụ giúp kết nối mọi người lại gần nhau hơn. Thông qua việc chơi Board Game, người chơi có thể tương tác với nhau một cách vô thức dựa vào tính chất của trò chơi, qua đó phá vỡ sự ngượng ngùng của bầu không khí và khoảng cách giữa các người chơi, bất kể trước đó họ là những người xa lạ.

Phát triển tư duy, kích thích trí não

Bên cạnh những lợi ích về mặt giải trí, Board Game còn được biết đến như một công cụ khuyến khích người chơi vận dụng trí não của mình một cách tối đa. Mục tiêu cuối cùng trong mỗi trò chơi luôn là việc giành chiến thắng, và Board game cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, việc giành được chiến thắng trong Board game không phải là điều dễ dàng. Thật vậy, để vượt qua các đối thủ khác và chiếm lấy đỉnh vinh quang, người chơi phải có một kế hoạch chiến thuật cụ thể cũng như tối ưu hóa mỗi lượt chơi của bản thân. Để làm được điều này, người chơi sẽ cần phải suy nghĩ rất nhiều, thậm chí còn phải tính toán trước những lượt tiếp theo để đảm bảo lợi thế sẽ chắc chắn thuộc về mình chứ không phải ai khác.

Board game có thể giúp bạn rèn luyện tư duy

(Ảnh: Monkey puzzle training)


3. Một số tựa Board Game đã được phát hành tại Việt Nam

Board Game đã trở thành một phương thức giải trí khá phổ biến trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, ngành công nghiệp này tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tiềm năng và chưa thực sự phát triển. Trên thực tế, đa số các tựa Board Game nước ngoài được lưu hành rộng rãi ở Việt Nam đều không có bản quyền (ngoại trừ UNO đã được Công Ty Cổ Phần Việt Tinh Anh mua lại bản quyền từ Mattel Games). Bên cạnh đó, số lượng nhà sản xuất và phát hành Board Game chính hãng tại Việt Nam cũng không nhiều, nhưng bù lại, các sản phẩm được phát hành đều đạt đến một chất lượng nhất định và hứa hẹn sẽ có thể cạnh tranh với các tựa Board Game quốc tế trong một tương lai không xa.

Các tựa game của nhà phát hành Ngũ Hành Games

Ngũ Hành Games là Công ty sản xuất và sáng tạo Board Game thành lập bởi Trần Ngọc Tuệ Mẫn và Nguyễn Thiện Toàn từ năm 2019. Mục tiêu của Ngũ Hành Games là sáng tạo và sản xuất các trò chơi dùng bàn, thẻ cờ (Board game & Card game) mang câu chuyện và linh hồn Việt Nam. Hiện tại, Ngũ Hành Games đã cho ra mắt 4 sản phẩm Board Game mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Các Board Game này bao gồm:

Board game Lên Mâm

Trong trò chơi board game Lên Mâm, những người chơi sẽ trở thành anh chị em trong một gia đình, cùng vào bếp để chuẩn bị mâm cơm hoành tráng cho kịp đêm Giao Thừa sắp tới. Với sự tính toán khéo léo và một chút may mắn, liệu ai sẽ là người nấu được nhiều món nhất trên mâm cỗ cúng gia tiên?

Lên Mâm - Board Game về văn hóa Tết Bắc tại Việt Nam

Board game Ăn Ý

Hãy miêu tả Sầu Riêng bằng một tính từ? Nếu đại dịch Zombie xuất hiện, ai là người trong nhóm bạn sẽ bị cắn đầu tiên? Càng nhiều đáp án giống nhau bạn càng ghi được nhiều điểm chiến thắng, nhưng hãy coi chừng, khi trò chơi kết thúc, những người chơi đồng điểm sẽ ngay lập tức bị loại, vậy là việc hợp tác với nhau sẽ tiêu tùng. Trò chơi Board game Ăn Ý chắc chắn sẽ giúp bạn tìm được cạ cứng thật sự và phát hiện ra những câu trả lời không giống ai của đứa bạn thân.

Board Game Ăn Ý là một Pặc-ty Game văn hóa có thể chơi từ 4 - 8 người

Ăn Ý là một Board Game Pặc-ty có thể chơi từ 4 - 8 người

Board game Kinh Lược

Board game Kinh Lược là trò chơi đặt thẻ dành cho 2-4 người chơi. Bạn sẽ là một Cai Bộ với nhiệm vụ hỗ trợ Nguyễn Hữu Cảnh trong công cuộc tiến vào phía Nam. Khi đó, bạn sẽ được trao quyền xây dựng, quy hoạch các trấn, phủ, khai hoang rừng và phát ruộng. Hãy làm tốt công việc của mình và bạn sẽ có được sự tin tưởng của người dân.

Board Game Kinh Lược đòi hỏi chiến lược hợp lý để dành chiến thắng

Board game Hội Phố

Hội Phố là câu chuyện về cuộc tranh giành hợp đồng của Triều Đình giữa các thương nhân ở Hội An vào thế kỷ XVII. Danh vọng, tiền tài hay sức mạnh, liệu bạn có đủ khả năng sử dụng chúng một cách hiệu quả để vượt qua các đối thủ khác, chiếm được danh hiệu Đại Thương Gia của thương thị Hội An?

Hội Phố - Board Game về văn hóa cảng Hội An Việt Nam



104 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Hướng dẫn thanh toán

1. Thanh toán chuyển khoản - Quý khách vui lòng gửi về số tài khoản Sau khi giao dịch thành công, quý khách vui lòng chụp ảnh màn hình...

Comentários


bottom of page